Tại đô thị, việc lấy ánh sáng không khí vào nhà luôn được đặt lên hàng đầu. Với thiết kế giếng trời là phương pháp hữu hiệu nhất giúp cho căn nhà có không gian sống thoáng sáng hơn.
Trong bài viết dưới đây Xây dựng Nguyên Hải sẽ cung cấp thông tin về giếng trời để giúp bạn đọc hiểu hơn.
Giếng trời là gì? Tác dụng của giếng trời
Hiểu một cách đơn giản giếng trời là một khoảng không gian có phương thẳng đứng, được thông từ tầng trệt cho tới mái nhà.
Giếng trời có công dụng tạo ra không gian thoáng đãng, khắc phục được tình trạng chật hẹp của ngôi nhà. Ngoài ra, giếng trời còn giúp tăng thẩm mỹ, rước tài lộc cho các thành viên trong gia đình.
Nguyên tắc thiết kế giếng trời
Nếu quan tâm đến giếng trời, thì bạn có thể xem những nguyên tắc thiết kế giếng trời dưới đây:
Vị trí và hướng của giếng trời
Để khai thác được tối đa chức năng thông gió và lấy sáng của giếng trời, bạn nên đặt giếng trời tại khu vực cầu thang trung tâm. Nhờ đó, không khí và ánh sáng tự nhiên sẽ được lấy đều khắp không gian căn nhà.
Cấu tạo, kích thước của giếng trời
Về tổng quát thì giếng trời gồm 3 phần đó là:
- Đáy giếng: Là tầng thấp nhất của căn nhà, được bố trí tiểu cảnh.
- Thân giếng: Là phần được tính từ đỉnh giếng đến phần đáy giếng giúp đưa ánh sáng, không khí từ đỉnh đến đáy giếng.
- Đỉnh giếng: Đỉnh giếng là phần cao nhất ngôi nhà được cấu tạo từ hệ thống khung mái và mái che.
Về kích thước, giếng trời không nên xây quá nhỏ hoặc quá to, nên chọn kích thước thì từ 4 đến 6m2 và chiếm tỷ lệ 10% diện tích của căn nhà.
Vật liệu làm mái che
Vật liệu làm mái che đóng vai trò quan trọng giúp giếng trời phát huy được tối đa công dụng, các vật liệu được sử dụng nhiều nhất là tấm lấy sáng Polycarbonate. Ngoài ra, còn có một số vật liệu khác như: Kính, tôn, bạt,…
Trang trí khu vực giếng trời
Tùy thuộc vào sở thích và gu thẩm mỹ, bạn có thể chọn phong cách trang trí cụ thể cho các phần của giếng trời như:
- Phần đỉnh giếng: Có thể chọn khung hoa sắt và mái.
- Phần diện tường: Có thể chọn ốp đá tự nhiên.
- Phần đáy giếng: Có thể chọn thiết kế hòn non bộ hoặc tiếu cảnh, cây xanh để tạo điểm nhấn.
Những lưu ý khi làm giếng trời
Ngoài những nguyên tắc thiết kế giếng trời ở trên, bạn cũng cần lưu ý về kỹ thuật và phong thủy của giếng trời như:
Về mặt kỹ thuật
Về mặt kỹ thuật, bạn nên chú ý những vấn đề sau đây:
- Không nên làm phẳng nhẵn tường của giếng trời.
- Để tiêu âm, nên thiết kế mảng nhám sần cho tường giếng bằng cách ốp gạch trần, sơn gai,…
- Không nên làm mái che quá mỏng, để hở khe rộng.
- Không nên treo vật trang trí như: Đèn chùm quá nặng sẽ gây nguy hiểm cho thành viên trong nhà.
- Trong quá trình thiết kế giếng trời, nên tập trung thiết kế hệ thống thoát nước sàn thật tốt.
Về mặt phong thủy
Về mặt phong thủy, bạn không nên bỏ qua những lưu ý dưới đây:
- Giếng trời phải được đặt ở những cung tốt như cung Tài Lộc, Thiên Mạng.
- Không đặt giếng trời ở trước nhà.
- Nên đặt giếng trời ở trung tâm của ngôi nhà.
- Nên đặt cây xanh, nước ở xung quanh giếng trời.
Hỏi đáp về giếng trời
Giếng trời nên đặt ở đâu trong nhà?
Để giếng trời phát huy tối đa tác dụng, các KTS khuyên bạn chỉ nên đặt ở hai vị trí:
- Phía sau nhà.
- Khu vực cầu thang.
Xem thêm: Dịch vụ xây nhà trọn gói tại Hải Phòng chìa khóa trao tay
Trên đây là những thông tin cơ bản về giếng trời mà Xây dựng Nguyên Hải muốn giới thiệu đến bạn đọc. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc liên hệ ngay chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn!